Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

HOẠT ĐỘNG 6: NẾU CON NGƯỜI KHÔNG CẦN HỌC NỮA, ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA?

Hoạt động này, sinh viên phải lên ý tưởng với chủ đề được giao và hoàn thành nó ở dạng sơ đồ tư duy. Hiện nay, sơ đồ tư duy được áp dụng phổ hiến trong học tập cũng như trong cuộc sống, được đánh giá là “công cụ vạn năng cho bộ não”

Có thể thấy, cấu tạo của sơ đồ tư duy bao gồm chủ đề chính, nhánh con, từ khóa, hình ảnh gợi nhó, liên kết, màu sắc và kích cỡ. Vì thế, lợi ích của sơ đồ là liên kết thông tin, giúp não bộ lưu trữ được nhiều thông tin khách quan một cách khoa học nhất.

Với ưu điểm là dễ nhìn, dễ nắm bắt, có khả năng kích thích hứng thú học tập, khả năng sáng tạo cũng như phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não và hình thành tư duy logic.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng quan và bao quát nhất về vấn đề, từ đó giúp tìm ra những “mật mã” còn ẩn dấu, phát huy tiềm năng tư duy của não bộ.

Khi trình bày bằng sơ đồ tư duy, chúng ta có thể nắm bắt đầy đủ nội dung bài học,  các ý tưởng được ghi ra theo tư duy logic, tạo điều kiện để động não, sáng tạo, từ đó kích thích sự khám phá kiến thức và có thể nhớ kiến thức lâu hơn. Từ đó, ta có thể rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về học tập theo sơ đồ tư duy. Cảm ơn các bạn đã xem!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NHÓM

Nhóm được lập với 3 thành viên, chúng mình đều là sinh viên năm 2, khóa K18 hiện đang  theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tại trường. Tr...